BACH KHOA ENERGY CONSERVATION JOINT STOCK COMPANY

  • TRANG CHỦ
  • SẢN PHẨM
    • » Hệ thống giám sát điện năng (PMS)
    • » Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời
    • » Hệ thống quản lý bảo dưỡng (CMMS)
      • » Phần mềm ManWinWin
  • DỊCH VỤ
    • » Kiểm toán năng lượng
    • » Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
    • » Đào tạo
      • » Đào tạo người quản lý năng lượng
    • » Triển khai các giải pháp
      • » Triển khai phần mềm quản lý bảo dưỡng
  • Công ty
    • » Tin tức
    • » Giới thiệu
  • Liên hệ
  • TRANG CHỦ
  • SẢN PHẨM
    • » Hệ thống giám sát điện năng (PMS)
    • » Giải pháp sử dụng năng lượng mặt trời
    • » Hệ thống quản lý bảo dưỡng (CMMS)
      • » Phần mềm ManWinWin
  • DỊCH VỤ
    • » Kiểm toán năng lượng
    • » Xây dựng hệ thống quản lý năng lượng
    • » Đào tạo
      • » Đào tạo người quản lý năng lượng
    • » Triển khai các giải pháp
      • » Triển khai phần mềm quản lý bảo dưỡng
  • Công ty
    • » Tin tức
    • » Giới thiệu
  • Liên hệ
»Tin tức

Tối đa hóa tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam

21/01/2019 10:47 | : 2787

Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành năng lượng đang thay đổi ở Việt Nam đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới về đầu tư vào ngành điện và khí.


Chiều 14/1, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết Báo cáo mới của Nhóm Ngân hàng Thế giới về “Tối đa hóa tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam” nhận định bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành năng lượng đang thay đổi ở Việt Nam đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới về đầu tư vào ngành điện và khí.

Sau khi chỉ ra sự thiếu bền vững của mô hình tài chính truyền thống, chủ yếu dựa vào đầu tư công thông qua các doanh nghiệp nhà nước, Báo cáo "Tối đa hóa tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam" đã đề xuất một kế hoạch hành động về cách thức khai thông các nguồn tài chính mới, đặc biệt là từ khu vực tư nhân, dựa trên phân tích toàn diện về nhu cầu đầu tư cũng như những nút thắt trong môi trường pháp lý hiện hành, trong đó có thị trường vốn và ngoại hối.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng dư địa tài khóa hạn chế và nguồn tài chính ưu đãi sẽ ngày càng giảm, điều quan trọng là Việt Nam phải tăng cường huy động các nguồn vốn thay thế cho ngành điện và khí. Chính phủ cần xử lý một cách toàn diện những nút thắt đang cản trở dòng vốn tư nhân trong và ngoài nước vào hai lĩnh vực chiến lược nhất của nền kinh tế Việt Nam.

Theo Báo cáo “Tối đa hóa tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam," từ nay đến 2030, mỗi năm trung bình ngành điện Việt Nam cần đầu tư mới khoảng 10 tỷ USD, tập trung vào đầu kỳ, cao hơn mức bình quân 8 tỷ USD/năm trong giai đoạn 2011-2015.

Trong khi đó, phát triển ngành khí dự kiến cần khối lượng đầu tư lũy kế khoảng 20 tỷ USD trong giai đoạn từ 2015 đến 2035.

Dù Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển mới cơ sở hạ tầng, phần lớn đầu tư mới vào ngành điện và ngành khí sẽ phải đến từ khu vực tư nhân. Hướng đi này là phù hợp với chiến lược và mục tiêu tài chính cho phát triển năng lượng của Chính phủ trong tương lai.

Ông Franz Gerner, chuyên gia trưởng ngành kinh tế năng lượng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam và là tác giả chính của báo cáo, cho biết các nhà đầu tư tư nhân rất quan tâm để tham gia vào thị trường năng lượng đang lớn mạnh ở Việt Nam, đặc biệt là phát triển năng lượng tái tạo và khí hóa lỏng (LNG). Họ sẵn sàng đầu tư miễn là các dự án có cấu trúc tốt và lành mạnh về tài chính.

Các nhà đầu tư cần một môi trường pháp lý minh bạch và ổn định, trong đó có cơ chế chia sẻ rủi ro phù hợp cho tất cả các bên.

Để gỡ bỏ những nút thắt và huy động tối đa tài chính cho đầu tư vào ngành điện và khí tại Việt Nam, Báo cáo “Tối đa hóa tài chính cho phát triển năng lượng ở Việt Nam” đề xuất chính sách được phối hợp tốt xoay quanh ba trụ cột: xây dựng một chương trình theo hình thức công-tư, chương trình đổi mới sáng tạo để phát triển các nguồn phát điện mới...

Báo cáo đề xuất nâng cao vị thế tài chính và hệ số tín nhiệm của EVN và PVN để hai doanh nghiệp này có thể tiếp cận tài chính thương mại trong điều kiện không có hỗ trợ của chính phủ; nâng cao tính sẵn sàng của nguồn tài chính trong nước - nguồn tài chính quan trọng cho cả tài trợ dự án và tài trợ doanh nghiệp.

(Theo Vietnambiz.vn)
 

Nguồn: https://vietnambiz.vn/toi-da-hoa-tai-chinh-cho-phat-trien-nang-luong-o-viet-nam-117109.html?fbclid=IwAR2fybtXB2otjGMIqdv2fpEH4J1ODuvhG_mybiPWe_B4AWLWJNco-hgoU2Q

11 Tin tức2 Giới thiệu0 Hỗ trợ

Về ECCBACHKHOA

  • Hotline: ‭090 3203825

    Email: hungbt.eccbk@gmail.com

    Đ/c: 27, ngõ 262B, Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội

THÔNG TIN ĐÀO TẠO

  • Lịch đào tạo Người Quản Lý Năng Lượng có cấp chứng chỉ của Bộ Công Thương
  • Lịch đào tạo Kiểm toán viên NL
  • Lịch đào tạo Tiết kiệm năng lượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Tiết kiệm năng lượng
  • Quyết đinh các đơn vị trọng điểm
  • Văn bản luật tóm tắt

THÔNG TIN DỰ ÁN

  • Chương trình hỗ trợ
  • Các dự án đang thực hiện
  • Danh sách khách hàng

Công ty Cổ Phần Tiết Kiệm Năng lượng Bách Khoa (ECCBACHKHOA)